Quá trình xuất bản Quần_đảo_Gulag

Solzhenitsyn bắt đầu viết cuốn sách này từ tháng tư 1958, kéo dài hơn 10 năm, nhưng ông không muốn xuất bản nó và đã phải giấu bản thảo. Bản thảo viết bằng tay được giấu cho tới khi Liên Xô bị giải thể, bởi Heli Susi tại Estonia, con gái cúa Arnold Susi, một luật sư và cũng từng là bộ trưởng giáo dục nước Estonia, người mà ông đã làm bạn khi cùng bị tù tại nhà giam KGB Lubyanka.[3][4] Trong thời gian đó ông đang viết một truyện lịch sử Bánh xe đỏ, quyển sách mà ông cho quyển là quan trọng nhất của mình. Việc xuất bản cuốn Quần đảo GULAG có thể làm cho ông bị bỏ tù, và như vậy làm dở dang cuốn sách đang viết mà ông nghĩ là có thể sẽ được hoàn tất vào năm 1975.

Từ tháng 9 năm 1965 ông đã bị KGB theo dõi thường trực, sau khi bản thảo cuốn truyện Vòng đầu tiên của Địa ngục và kịch bản Cộng hòa Lao động bị rơi vào tay họ. Năm 1970, Solzhenitsyn được trao giải Nobel Văn học. Tuy nhiên ngày phát giải ông không đi tới Stockholm, vì ông sợ những người cầm quyền sẽ không cho phép ông trở lại Liên Xô nữa.

Tháng 8 năm 1973, KGB khám phá ra một bản thảo trong 3 cuốn Quần đảo GULAG được giữ tại Liên Xô, sau khi thẩm vấn lizaveta Voronyanskaya, người đánh máy cho Solzhenitsyn.[5] Vài ngày sau khi được KGB thả ra, bà đã treo cổ tự tử vào ngày 3 tháng 8 năm 1973.[6] Vì thế đối với Solzhenitsyn không còn lý do phải giữ bí mật nữa. Nhà xuất bản Nga ở hải ngoại YMCA-Press, đã có được một bản thảo của ông, được chỉ đạo là phải in ngay cuốn sách này. Vào ngày 28 tháng 1973 cuốn sách bằng tiếng Nga ra mắt tại Paris[7] và một thời gian ngắn sau đó các bản dịch tại nhiều nước Tây phương khác.

Cuốn sách nguyên thủy có 2 phần, phần 1 (Kỹ nghệ nhà tù) và phần 2 (Phong trào vĩnh cửu). Sau này có một ấn bản gồm 3 quyễn, được chia làm 7 phần. Quyễn 2 và 3 được phát hành vào năm 1975 cũng như 1978. Năm 1985 xuất hiện một ấn bản chỉ gồm một quyển với nội dung rút ngắn, được nhiều người cho là dễ đọc hơn.

Aleksandr Solzhenitsyn viết lời tựa như sau: "Thiên tiểu thuyết này viết xong đã lâu mà tôi vẫn ngần ngại chưa muốn xuất bản. Thà phụ lòng người chết còn hơn gây hại cho những người còn sống. Nhưng bản thảo bất ngờ lọt vào tay mật vụ thì tôi đành phải cho ra ngay, càng sớm càng tốt. Xin lưu ý là trong Quần đảo ngục tù không có người bịa chuyện. Nhân danh, địa danh đều ghi rõ tên thực. Nếu có ghi tên tắt chỉ là bắt buộc cũng như nếu có thiếu sót chỉ vì người viết không nhớ nổi, nhớ hết. Vì tất cả trong Quần đảo ngục tù đều có thực, nghĩa là thấy sao viết vậy."